Nhiều cách dùng danh từ nhân xưng ngôi thứ hai trong tiếng Nhật
Trong tiếng Nhật, có đến vài danh từ nhân xưng ngôi thứ hai.
Không có quy định rõ ràng nhưng tùy trường hợp, phương ngữ, giới tính hay độ tuổi của bản thân mà cách dùng sẽ khác nhau.
Ngoài ra, nếu tính cả ngôn ngữ địa phương hay các đặc thù riêng biệt khác thì sẽ không đếm xuể nên trong bài này tôi sẽ chỉ đưa ra một vài cách dùng tiêu biểu trong ngôn ngữ hiện đại.
Đối với cách gọi một tổ chức là 御社(おんしゃ)cũng vậy, trong bài này tôi sẽ không nhắc đến. Thêm nữa, các cách gọi phía sau tên người như 「さん」「ちゃん」cũng sẽ không được đề cập trong chủ đề lần này.
Nói chính xác thì trong bài này tôi chỉ giới thiệu danh từ nhân xưng ngôi thứ hai mà thôi, trong tiếng Anh thì tương đương là từ “You”.
- 1. Danh xưng ngôi thứ hai trong tiếng Nhật
- 2. Ấn tượng khi dùng danh xưng ngôi hai 「あなた」
- 3. Ấn tượng khi dùng danh xưng ngôi hai 「きみ」
- 4. Ấn tượng khi dùng danh xưng ngôi hai 「おまえ」
- 5. Ấn tượng khi dùng danh xưng ngôi hai 「おたく(お宅)」
- 6. Danh xưng ngôi thứ hai trong trường hợp đe dọa đối phương
- 7. Danh xưng ngôi thứ hai được sử dụng trong viễn tưởng.
Danh xưng ngôi thứ hai trong tiếng Nhật
Về cách gọi các tổ chức thì không sao nhưng ở Nhật Bản, rất hạn chế việc sử dụng danh xung ngôi hai. Nhiều trường hợp, thường sẽ gọi bằng tên hoặc thân thế của đối phương.
Thân thế ở đây tức là ba, mẹ, giám đốc, nhân viên, v.vv…
Nếu dùng cách gọi ngôi hai như 「きみ」thì có thể sẽ gây cho đối phương cảm giác khó chịu kiểu như “Tôi không phải tên là Kimi”. Vì vậy, cách dùng trực tiếp danh xưng ngôi hai không phổ biến.
Tuy nhiên, vì cũng là một đơn vị từ ngữ, và trong những trường hợp không còn cách nào khác mà buộc phải dùng danh xưng ngôi hai này thì bạn cũng nên biết trước vẫn tốt hơn.
Ấn tượng khi dùng danh xưng ngôi hai 「あなた」
「あなた」là danh xưng ngôi hai được xem là lịch sự nhất trong khẩu ngữ thường dùng.
Tuy nhiên, như đã nói, bản thân danh xưng ngôi thứ hai đã có thể khiến đối phương cảm thấy không thoải mái nên kết luận rằng tùy vào cách nói và tùy vào cách sử dụng sao cho phù hợp là được.
Thêm nữa, trong tiểu thuyết hay phim truyện thì các bạn sẽ thường nghe các cô vợ gọi chồng mình là 「あなた」. Đó là cách phụ nữ gọi người đàn ông bên cạnh họ, cách gọi 「あなた」thường được liên tưởng tới quan hệ vợ chồng. Thực tế thì tôi cũng không rõ việc gọi như vậy có hay không nữa.
Ấn tượng khi dùng danh xưng ngôi hai 「きみ」
Cách dùng này tuyệt đối không sử dụng với người lớn hơn.
Và thường được dùng đối với đối phương nhỏ tuổi hơn.
Bạn bè cũng dùng được nhưng cũng không dùng nhiều, vì cũng có khả năng đối phương cảm thấy bị trêu đùa. Với cách dùng từ này, cũng có trường hợp dù mình không có ý xấu nhưng lại bị đối phương mang ác cảm.
Giống như anime đã trình chiếu ở Việt Nam có tên 「君の名は。」, những trường hợp xem đối phương như bạn bè, và cũng có khả năng mang lại ấn tượng xem thường đối phương, đây là điều các bạn cần lưu ý.
Ấn tượng khi dùng danh xưng ngôi hai 「おまえ」
Giống như danh xưng 「きみ」, cách gọi 「おまえ」dùng cho đối phương nhỏ tuổi hơn.
Cũng dùng được cho bạn bè nhưng cách gọi bằng tên thường sẽ an toàn hơn.
Hơn thế, so với cách gọi 「きみ」, thì cách gọi 「おまえ」mang tính cộc cằn hơn.
Tuy nhiên cũng tùy trường hợp mà ấn tượng mang lại từ cách nói này có khác nên nhìn chung cũng không nói hẳn rằng cách 「きみ」lịch sự hơn cách gọi 「おまえ」được.
Cũng có người vì thân mật nên cố ý gọi đối phương bằng「おまえ」nhưng nếu không phải thực sự rất thân thiết thì cách ai đó gọi bạn là 「おまえ」chắc chắn sẽ không mang lại cảm giác dễ chịu gì. Dù bản thân không có ý xấu nhưng đôi lúc sẽ gây ác cảm cho đối phương.
Ngoài ra, cách dùng 「おまえ」cũng có xuất hiện trong phim truyện hay tiểu thuyết, có thể các bạn sẽ bắt gặp tình huống chồng gọi vợ mình là 「おまえ」.
Ấn tượng khi dùng danh xưng ngôi hai 「おたく(お宅)」
お宅 mang ý nghĩa nơi sinh sống, nhưng không hiểu sao có trường hợp người ta lại dùng từ này để gọi đối phương. Cách dùng danh xưng お宅 được dùng cho nhiều đối tượng như nơi sinh sống, gia đình, cá nhân, tổ chức…, không mang nặng ý nghĩa của từ Hán tự, cách dùng お宅 cần được hiểu theo từng tình huống và ngữ cảnh nhất định.
Trường hợp đối tượng là cá nhân hay tổ chức thì thường không mang ý ấn tượng tốt nên các bạn không cần sử dụng.
Nhắc lại là dù các bạn không có ý xấu nhưng có trường hợp sẽ gây ác cảm cho đối phương nếu dùng không chính xác từ ngữ xưng hô.
Danh xưng ngôi thứ hai trong trường hợp đe dọa đối phương
Trường hợp này có nhiều cách nói như: 「てめぇ」「われ」「おのれ」「おどれ」「おんどりゃ」
Khi gặp phải tai nạn giao thông, sẽ có cách nói hằm hố kiểu như 「なにワシの車にぶつけとんじゃ、おんどりゃ!」
「てめぇ」bắt nguồn từ chữ 手前、「われ」từ chữ 我、các từ còn lại mang nghĩa “tao”, “mày”, “tên kia”… cách gọi đối phương bằng chính từ dùng để gọi mình hay bằng cách nói lệch đi từ ngữ không biết tại sao lại trở thành danh xưng ngôi thứ hai mang tính hăm dọa đối phương.
Tuy nhiên, khi một người đàn ông gọi một đứa bé trai thì lại gọi bé trai ấy là 「ぼく」- đây là danh xưng ngôi thứ nhất đáng lẽ người đàn ông sẽ dùng để xưng bản thân mình, nhưng trường hợp trên cách nói 「ぼく」cũng có thể dùng làm danh xưng ngôi hai/. Trường hợp này không mang ý nghĩa hăm dọa đối phương như các cách biến thể từ ngữ vừa đề cập phía trên.
Danh xưng ngôi thứ hai được sử dụng trong viễn tưởng.
Tiếp theo sẽ là những danh xưng ngôi hai được sử dụng trong manga hay phim ảnh.
Ấn tượng khi dùng cách gọi 「貴様(きさま)」
Ý nghĩa của 2 từ 「貴」và「様」thì nghe có vẻ dùng cho một đối phương đáng kính trọng, nhưng thực tế thì cách dùng 「貴様」lại dùng để gọi kẻ mà bản thân mình hận thù, căm ghét.
cách dùng được 貴様 thường được dùng để gọi đối phương khi lòng căm phẫn lên cao giống như câu: 「貴様、よくも僕の母さんを!」-
Ấn tượng khi dùng cách gọi 「おぬし」
Cách gọi này thường được sử dụng ở các thời đại cũ trước đây, chẳng hạn như các võ sĩ Samurai. Vì vậy, cũng có thể thường bắt gặp trong manga hay tiểu thuyết đương thời.
Danh xưng này được sử dụng với đối phương đồng trang lứa hoặc nhỏ tuổi hơn.