Nhiều cách nói về ngôi thứ nhất trong tiếng Nhật (số ít)

04/02/2019Nói chuyện bằng tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật, có nhiều chủ ngữ. Tuy không có một quy định nào rõ ràng nhưng sẽ tùy vào tình huống, phương ngữ, giới tính hay độ tuổi của bản thân mà sử dụng cho hợp lí.

Tùy cách sử dụng ngôi thứ nhất như thế nào mà ấn tượng để lại cho người nghe sẽ khác nhau. Khi đọc manga bằng tiếng Nhật, việc sử dụng nhiều kiểu thể hiện danh xưng ngôi thứ nhất theo từng cách sắp đặt nhân vật sẽ làm nên tạo hình ấn tượng nhân vật cũng như tăng thêm sự thú vị.

Ngoài ra, nếu tính cả phương ngữ và nhiều loại hình ngôn ngữ khác thì một lần không thể giới thiệu hết được, vì vậy lần này tôi sẽ giới thiệu chỉ một số ít danh xưng ngôi một theo ngôn ngữ chuẩn của Nhật Bản.

Sử dụng cách nói “私” trong tiếng Nhật

Các bạn đang học tiếng Nhật nên sử dụng cách nói ‘私’ hết mức có thể.

Đây là cách dùng thích hợp cho danh xưng ngôi thứ nhất bất kể giới tính và trong mọi trường hợp. Hơn nữa, ngay cả người Nhật cũng có định kiến rằng *Người nước ngoài sẽ xưng bản thân mình là “私”*, vì vậy dùng danh xưng là “私” thì sẽ dễ dàng truyền đạt hơn.

Trường hợp nếu là người Nhật thì phụ nữ sẽ thường dùng 私 để xưng bản thân mình.

Tuy nhiên, như đã nêu trước cách dùng 私 thường không phân biệt giới tính và còn sử dụng được trong các ngữ cảnh lịch sự khác nữa.

Trường hợp là nam giới thì tùy theo hình thức và công việc mà cách dùng 私 cũng được dùng ở văn cảnh lịch sự. Tuy nhiên, nam giới khi xưng với bạn bè hay gia đình, nếu dùng 私 thì có chút kì lạ. Thực tế thì hầu như không nghe nam giới Nhật Bản xưng như vậy với người thân xung quanh. Nhưng không phải là hoàn toàn không có.

Ngoài ra, dù là ngữ cảnh lịch sự thì gần đây dù là lần gặp mặt đầu tiên trong công việc nhưng càng có nhiều người Nhật không sử dụng danh xưng 私 khi nói về mình. Tuy nhiên, trong trường hợp các buổi phát biểu trang trọng như trong lễ cưới thì có nhiều đối tượng nghe khác nhau, vì vậy cách dùng 私 vẫn còn phổ biến.

Trường hợp dùng あたし trong tiếng Nhật.

Cách dùng này thường được phụ nữ dùng và không phân biệt tuổi tác.

Ở các văn cảnh lịch sự thì cách dùng 「私」vẫn tốt hơn.

Ở thời đại cũ, vẫn có trường hợp nam nhân cũng sử dụng cách nói あたし khi xưng hô về bản thân. Nhưng theo ngôn ngữ chuẩn thời hiện đại bây giờ thì nam giới không dùng cách xưng hô ngôi nhất là あたし nữa.

Trong Manga hay Anime, nếu các bạn có nghe cách xưng あたし thì đó chính là cách anime, manga đó muốn thể hiện rằng “đây là thời đại xưa”, “phương ngữ”, hoặc “đây là một cách dùng từ đặc biệt”.

Trường hợp sử dụng từ “僕” trong tiếng Nhật

Cách dùng này thường được nam giới sử dụng và không phân biệt tuổi tác.

Trong gửi mail thì cách dùng “私” vẫn tốt hơn nhưng nếu là văn nói thì trong công ty cách dùng 僕 cũng thường được sử dụng. Tuy nhiên, cũng tùy công ty.

Ngoài ra, trường hợp trong anime hoặc phim ảnh chúng ta có nghe nữ giới cũng dùng từ 僕 để xưng hô bản thân mình thì đó chính là cách dùng từ đặc biệt để tạo ấn tượng nhân vật đó.

Trường hợp sử dụng từ “俺” trong tiếng Nhật.

Cách dùng này chỉ dùng cho nam giới và không phân biệt tuổi tác.

Tuy nhiên, với lần gặp đầu tiên không nên dùng danh xưng này để giao tiếp.

Cách dùng từ “俺” thường không dùng ở các ngữ cảnh lịch sự, trang trọng.

Trong trường hợp làm ăn, cũng có người sử dụng “俺” ở công ty nhưng khi không có mối quan hệ thực sự thân thiết thì không nên dùng.

Ở công ty thì cách dùng 「私」hoặc「僕」là an toàn nhất.

Đặc biệt, khi giao tiếp với người ngoài công ty, dù bản thân đứng ở cương vị khách hàng đi nữa thì cũng không thất lễ.

Ngoài ra, cũng có trường hợp trong anime hay phim ảnh nữ giới cũng xưng mình là   “俺”, đây cũng là cách dùng từ đặc biệt để tạo ấn tượng cho nhân vật đó.

Trường hợp dùng từ 「わし」trong tiếng Nhật.

Đây được cho là cách xưng hô được người lớn tuổi ở Nhật Bản sử dụng để tự xưng về mình. Thực tế tôi cũng chưa từng nghe qua nhưng trong các truyện xưa như tiểu thuyết hay manga thì có bắt gặp.

Ngoài ra, ở vùng Kansai như Osaka hay vùng Chukoku như Hiroshima thì cách dùng 「わし」được xem như phương ngữ. Và thực tế được sử dụng.

Trường hợp sử dụng từ “うち” trong tiếng Nhật

Đây là cách nói phương ngữ của vùng Kansai và thường được phụ nữ dùng để xưng hô bản thân. Về phương ngữ thì lần này nằm ngoài dự định, nhưng các danh xưng trên hầu như là các phương ngữ khá nổi tiếng. Trong manga hoặc anime thì phụ nữ vùng Kansai thường dùng từ này để xưng hô về bản thân.

Cách dùng từ “おいら” trong tiếng Nhật.

Cách nói này thường mang tính trẻ con. Tuy nhiên đối với trẻ con ở những gia đình có gia giáo thì hầu như không được sử dụng. Trong Manga thường thấy trẻ con sử dụng từ “おいら” để xưng hô về bản thân. Thực tế thì tôi chưa nghe trẻ con ở Nhật Bản dùng từ này bao giờ.

Cách dùng “おら” trong tiếng Nhật.

Đây là cách xưng hô theo phương ngữ nhưng khá phổ biến nên tôi cũng muốn giới thiệu.

Cách dùng này chủ yếu được sử dụng bởi nam giới, ở thời xưa thì nữ giới cũng có sử dụng. Nếu dùng cách xưng hô này thì nghe có vẻ là người mới ở vùng quê đến. Trong manga nếu các bạn để ý sẽ thấy Songoku trong Dragon Ball (7 viên ngọc rồng) hay Shinnosuke trong Crayon Shin-chan (Shin – cậu bé bút chì) thì nhân vật chính sử dụng cách nói おら này.

Dù cậu bé trong Shin-cậu bé bút chì không phải là người miền quên nhưng cách dùng おら để xưng bản thân có tác dụng gây ấn tượng tạo hình nhân vật đặt biệt.

Cách dùng từ わがはい trong tiếng Nhật.

ở thời hiện đại thì cách dùng này chỉ xuất hiện trong cách nói hài hước.

Cách xưng hô này dùng cho các nam nhân gia đình quý tộc tự xưng về mình.

Cách sử dụng từ われ trong tiếng Nhật

Đây là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Trung Quốc.

Trong cuộc sống hàng ngày thì danh xưng này hầu như không được sử dụng.

Vì cũng có một thời kì mà trình độ học vấn được đề cao nên cách dùng われ này để xưng hô mang một ấn tượng khá chỉnh chu, nghiêm túc.

Có lẽ do vậy nên trong anime hoặc tiểu thuyết viễn tưởng, cách nói われ thường được dùng mang ý nghĩa nghiêm trang.

Hình thức số nhiều của danh xưng われ là 「我々」cũng thường được sử dụng.

Ngoài ra, vì cũng có trường hợp danh xưng ngôi thứ 2 cũng dùng  「我々」nên các bạn cần chú ý. Cách dùng này thường được sử dụng khi gây hấn. Ví dụ “mày đi mà không nhìn gì hết vậy” – われ ở đây không phải chỉ bản thân mà ý chỉ đối phương.

Cách dùng せっしゃ trong tiếng Nhật.

Đây là danh xưng của Samurai. Hiện nay không còn được sử dụng nữa.

Thực tế thì không biết Samurai có đã sử dụng hay không nhưng thường thì cách dùng này được biết là chỉ Samurai sử dụng khi xưng hô về bản thân. Vì vậy trong manga hay phim ảnh, cũng có trường hợp nhân vật không phải Samurai thật nhưng để cho người xem liên tưởng đến Samurai thì nhân vật sẽ tự xưng mình là せっしゃ.

Từ 拙い trong từ 拙者 có nghĩa là vụng về, thường dùng để tự hạ mình xuống.

Nhân tiện thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về một số tiếp đầu ngữ khác nói về cách nói hạ mình.

Tiếp đầu ngữ dùng để hạ mình khi giao tiếp.

Thực ra thì nếu có trường hợp cần hạ mình trong giao tiếp tiếp thì cũng có trường hợp sử dụng đơn giản các từ khiêm nhường ngữ cũng vậy.

弊(へい)-

Hiện nay, cách nói 「弊社」- công ty chúng tôi -là cách nói thường được sử dụng nhất. Trường hợp muốn nói về công ty mình thì dù không có lí do gì cần phải hạ mình nhưng để khiêm tốn thì chúng ta sẽ xưng là 「弊社」

小(しょう)-

小社 – công ty nhỏ (ý nói công ty của bản thân), 小誌 (tạp chí nhỏ), 小生 (tiểu sinh) là những cách nói khiêm nhường được sử dụng.

So với 小社 thì cách nói 弊社 thường được sử dụng hơn. Có lẽ là cách phát âm 小社 này giống với từ 商社 (công ty thương mại) nên hơi khó phân biệt.

Cách xưng tiểu sinh, thường được dùng trong thời Chiêu Hòa và thời Minh Trị, thường bắt gặp trong các tiểu thuyết đương thời. Hiện tại thì không còn được sử dụng nữa.

愚(ぐ)-

Cách nói này thường được các tăng lữ sử dụng khi xưng hô về mình.

Trường hợp sử dụng từ 某(それがし)trong tiếng Nhật.

Cách nói này tương tự từ せっしゃ, và đây là cách dùng từ cũ.

それがし có chữ Kanji là 某 cũng được đọc là なにがし.

Đây là cách dùng giả định khi không rõ ràng sự việc, ví dụ như bạn A, bạn B, không rõ tên gọi. Từ cách hiểu đó, cách dùng なにがし được những người khiêm tốn sử dụng với ý nghĩa “thực ra việc có tên gọi hay không đối với tôi là không quan trọng”.

Ở thời hiện đại thì cách dùng này chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết hay phim ảnh.

Cách danh xưng ngôi một không đếm được khác.

「みども」「わい」「あっし」「あたい」…

Theo thời đại mà có các phương ngữ và các cách biểu hiện ngôi xưng khác nhau, không có một giới hạn nào nhất định. Không chỉ con người mà cả những hội nhóm cũng có tồn tại ngôi xưng thứ nhất. Như đã nói, chẳng hạn như cách dùng 弊社、小誌.

Có cả trường hợp bản thân tự dùng tên mình để xưng hô.

Hơn thế, để nhấn mạnh và lột tả ấn tượng nhân vật trong truyện tranh hay anime, ngày càng có nhiều danh xưng ngôi thứ nhất được tạo ra.