Gia đình Nhật Bản khuyến khích con cái tự lập
Gia đình hạt nhân
Ở Nhật Bản, đặc biệt là các tỉnh thành lớn đang dần chuyển mình sang hình thức gia đình hạt nhân (là kiểu gia đình chỉ gồm cha mẹ và con cái)
Hiện nay hình thức gia đình gồm 3 thế hệ, ông bà, cha mẹ và con cái cùng sinh sống với nhau tại Nhật Bản là rất ít.
Việc này vừa ảnh hưởng đến nơi làm việc, về đất đai và cả về cuộc sống của mỗi gia đình, và nó còn có ảnh hưởng đến cả cách suy nghĩ của cha mẹ về việc mong muốn con cái phải độc lập từ sớm.
Về việc con cái độc lập, tôi sẽ nói tiếp bên dưới.
Việc làm cho con cái độc lập được là trách nhiệm của cha mẹ
Ở Nhật Bản, có cách suy nghĩ thông thường rằng con cái khi trưởng thành sẽ không nương tựa vào cha mẹ nữa mà sẽ độc lập hoàn toàn, và việc làm sao để con cái có thể độc lập được là trách nhiệm của bậc cha mẹ.
Khi con cái lên cỡ cấp trung học cơ sở, đặc biệt là con trai thì nếu ra ngoài chung với cha mẹ sẽ bị bạn cùng lớp trêu chọc. Khi là người lớn thì mới biết rằng việc trêu chọc như vậy thật ngốc nghếch nhưng trẻ con cũng làm thành một xã hội trẻ con, dù có muốn đi chung với ba mẹ đi nữa thì chúng cũng để ý ánh mắt xung quanh và e dè.
Vì là trẻ con nên việc không ra ngoài chung với cha mẹ có lẽ sẽ khiến chúng hiểu nhầm rằng “độc lập" đồng nghĩa với “người lớn".
Đúng ra cần nên hướng tới việc làm sao để cho con có thêm khả năng tự lập, làm sao để giảm bớt áp lực cho cha mẹ, và việc đó hoàn toàn không liên quan gì tới mối quan hệ thân mật giữa cha mẹ và con cái cả. Tôi nghĩ rằng trong lúc chúng ta cứ mãi chú ý tới việc con cái trưởng thành rồi thì không cậy nhờ cha mẹ nữa và cha mẹ cũng không trông cậy gì việc chăm sóc từ con cái, thì đó mới chính là mấu chốt dần dần sinh ra sự xa cách giữa cha mẹ và con cái.
Tình cảm của cha mẹ cho con cái trên thế giới này là giống nhau, ở Nhật Bản cũng có câu 「親の心子知らず」- “Con cái không hiểu lòng cha mẹ" là thật. Chính con cái là bên đặt ra khoảng cách với chính cha mẹ mình.
Đương nhiên, tôi không có ý nói ở Nhật thì không có sự kết nối giữa cha mẹ và con cái mà so với Việt Nam, Nhật Bản có khuynh hướng ngày càng xem nhẹ sự liên kết gia đình này.
Tuy nhiên, nói cho cùng thì đó chỉ là khuynh hướng tôi cảm nhận được, còn tùy thuộc vào từng gia đình sẽ có khác nhau. Và đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ và con gái, tôi thấy có nhiều gia đình dù không gặp trực tiếp nhưng vẫn giữ liên lạc rất thường xuyên qua điện thoại.