Lý do người Nhật không ngủ trưa

23/02/2019Văn hóa Nhật Bản

Nói từ kết luận thì thật có khác với tiêu đề là Người Nhật cũng ngủ trưa.

nhưng đó không phải là hành động diễn ra hàng ngày.

Thời kỳ đầu tôi đến Việt Nam, nhìn thấy nhiều người tắt đèn đi ngủ trưa tôi cảm thấy rất lạ.

Đến bây giờ tôi lại nghĩ rằng, à thì ra là vậy điều này cũng bình thường, ở văn phòng nơi tôi làm việc nhân viên cũng trải ba tấm thảm ra rồi ngủ trưa hằng ngày.

Ở Nhật Bản không có thoại quen ngủ trưa

Ở Nhật thì chỉ trẻ con mới ngủ trưa.

Hoặc chỉ khi mệt lắm thì người lớn mới có giấc ngủ trưa.

Ở thế hệ của tôi, vì từ nhỏ đã được giáo dục rằng sẽ bị la mắng khi ngủ trưa giống như Nobita trong truyện Doraemon, vậy nên nếu ngủ trưa thì có cảm giác như một kẻ lười biếng.

Tại sao ở Nhật Bản không có thói quen ngủ trưa

Ngược lại nếu tự hỏi rằng tại sao ở Việt Nam lại có thói quen ngủ trưa thì cũng khá dễ hiểu.

Ở Việt Nam có nhiều vùng nóng hơn so với Nhật Bản.

Đặc biệt vào buổi trưa thường nóng có lúc đến chết người.

Nếu vậy thì sẽ thức dậy sớm để lao động và đến lúc trước khi nóng bức thì nghỉ ngơi và khi nhiệt độ thời tiết hạ xuống lại tiếp tục lao động.

cách linh động thời gian làm việc tùy vào nhiệt độ ngoài trời như vậy tôi thấy rất hợp lý.

Nói vậy thì ở Nhật thì như thế nào?

Vào giữa mùa hè của Nhật thì có những ngày gọi là siêu nóng tuy nhiên những ngày này trong một năm rất ít.

Và nắng cũng không gây gắt như ở Việt Nam.

vì vậy ở Nhật Bản không thường xuất hiện những lời cảnh báo chẳng hạn như không nên ra ngoài khi thời tiết nắng nóng.

và việc hiển nhiên là ngủ trưa cũng không cần thiết nên người Nhật cũng không ngủ trưa.

Chỉ đơn giản là vậy.

Và người Việt Nam cũng có người ngủ trưa và người không ngủ trưa.

Những người không ngủ trưa thường thì do lúc nhỏ không có thói quen ngủ trưa chẳng phải vậy sao.

Tương tự vậy người Nhật với nhiều tính áp lực, họ không được nuôi dạy trong một môi trường có thể tạo nên thói quen như vậy.

Đã vậy ở Nhật Bản hiện đại là một xã hội mà bất cứ gia đình nào đều có máy lạnh. Ngay đến cả những người nghèo cần nhận viện trợ từ nhà nước thì máy lạnh cũng không phải là một vật gì có giá trị lắm, mà chỉ được xem là một ví dụ của việc hiển nhiên phải có.

Vì vậy chỉ đơn giản là sự khác nhau về tập quán chứ hoàn toàn không có một lý do nào đặc biệt.

Tuy nhiên nếu nói là không có một lý do nào đặc biệt thì cũng không thể nói đó là sự khác biệt về văn hoá được, vì vậy cần có vài lưu ý.

Đối với người Việt Nam, họ không biết được lý do tại sao người Nhật không thích việc ngủ trưa. Còn người Nhật thì lại thấy rằng là đó là sự lười biếng. Và thật nguy hiểm khi có không hay là có một rào cản giữa việc lý giải của hai bên.

Khi người Nhật ngủ trưa

Người Nhật cũng có lúc thật sự mệt mỏi và khi đó họ cũng ngủ trưa.

Tuy nhiên với từ “ngủ trưa” trong tiếng Nhật mang một hình ảnh không tốt của kẻ lười biếng.

Vì vậy khi thực sự cần thiết cần chớp mắt thì nhiều trường hợp sẽ thay thế từ “ngủ trưa” thành từ “nghỉ ngơi tạm”.

Nếu ngủ trong một khoảng thời gian dài thì gọi là ngủ thật sự còn nếu ngủ/nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian ngắn thì gọi là nghỉ ngơi tạm.

Khi phải làm liên tục suốt đêm vì công việc gấp mà vẫn chưa xong !

trong trường hợp đó nếu nói là đi ngủ trưa thì sẽ bị nói rằng sao nói chuyện rảnh rỗi vậy, lúc này có cách nói khác là “không tôi không ngủ đâu, tôi chỉ chợp mắt một chút.

Thêm một lý do khác khiến hình ảnh của việc ngủ trưa trở nên tiêu cực.

Đó là ở trường học hoặc công ty, nhiều trường hợp có người không làm gì cả nhưng lại dùng việc nghỉ chưa để giết thời gian.

Vì có một ấn tượng cô lập như vậy nên theo cách nhìn thông thường,
việc ngủ trưa không thể nói là mang một ấn tượng tốt được.

Ngoài ra, nếu chỉ thỉnh thoảng thì người Nhật cũng chỉ sẽ nghĩ là “à, chắc chỉ do hôm nay bạn ấy mệt quá nên mới ngủ trưa", hầu như sẽ không để lại ấn tượng xấu nên bạn không cần quá lo lắng nhé.

Nếu muốn ngủ trưa ở công ty Nhật Bản thì bạn nên hiểu ý trước

Như đã nói ở trên, việc ngủ trưa ở Nhật Bản không phải là điều bình thường.

Dù nói là thời gian nghỉ ngơi, tuy nhiên không có người Nhật nào nằm trên nền nhà cả.

Nếu bạn vẫn muốn ngủ trưa bằng được thì có thể dựa lưng vào ghế ngồi rồi ngủ.

Tuy nhiên, thời gian nghỉ ngơi là khoảng thời gian quý giá để có thể giao tiếp thêm với đồng nghiệp hay nói các chuyện riêng tư.

Nếu bạn vừa mới vào công ty không lâu, và thường ngủ trưa thì có khả năng sẽ bị đánh giá là người không có tinh thần kết giao với đồng nghiệp và cũng không có tính hòa đồng.

Thêm nữa, như đã ghi nhiều lần phía trên, đa số người Nhật không ngủ trưa.

Vì không có tập quán này từ nhỏ nên dù nghỉ ngơi với dáng vẻ đang ngủ nhưng thực sự người Nhật hầu như không ngủ.

Việc giả bộ ngủ có thể đồng nghĩa với việc tỏ ra ý không muốn bị ai khác bắt chuyện.

Thời gian nghỉ trưa ở công ty thường khá ngắn nên Goinkyo thường đinh ninh rằng là sao có thể ngủ đúng nghĩa được.

Bản thân Goinkyo, dù được nói là hãy ngủ trưa đi, nhưng sau khi ăn trưa xong thì thời gian còn lại hầu như không đủ để có thể chìm được vào giấc ngủ.

Vì không có thói quen ngủ trưa nên chỉ trừ khi mệt lắm, bình thường thì dù muốn vẫn không thể ngủ được.

Nếu là người nước ngoài thì ngược lại, mọi người xung quanh sẽ lo lắng giúp rằng “chắc anh ấy buồn nên giả vờ ngủ vậy thôi", rồi khách sáo này nọ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn cũng nên.

Đối với người Nhật thì việc giao thiệp riêng tự cũng cần để ý tứ nhiều, vậy nên việc cho họ hiểu ý của mình cũng rất quan trọng.

Goinkyo là người Nhật, và vì tính cách riêng cũng rất ghét việc giao thiệp cá nhân nên Goinkyo hiểu rõ việc phải khách sáo này nọ lẫn nhau rất phiền phức. Nếu từ chối thiện cảm của đối phương thì mình lại khó chịu. Tuy nhiên việc nói rõ ràng là rất quan trọng. Dù vậy, đối với một người thân thiết với bạn, muốn mời trà bạn một cách tử tế nhưng bạn lại trả lời thực lòng một cách thẳng thừng rằng “không!" thì có hơi đoạn tuyệt chút… Khi đó bạn vẫn có thể từ chối nhưng theo cách giải thích tế nhị kiểu như “ở nước tôi thì…" chẳng hạn.

Với những công ty Nhật Bản ở Việt Nam cũng vậy, việc ngủ trưa cũng nên tế nhị, đọc không khí xung quanh và các nhân viên Nhật khác thì tốt hơn.

Bản thân Goinkyo, khi mới đến Việt Nam, tôi hoàn toàn không thể hiểu được cảm giác tại sao cần ngủ trưa của nhân viên người Việt.

Nếu nói một cách hơi cực đoan thì có cảm giác rằng “có phải nhân viên đang đối kháng với công ty chăng?"

Dù nói là giờ nghỉ trưa, nhưng cũng có người không nghỉ mà vẫn muốn tiếp tục làm việc, đó chính là điều bình thường ở Nhật.

Vì vậy, không một lời từ chối nào, tôi cũng đã giật mình khi có người đột nhiên tắt điện vào giờ nghỉ trưa.

Dù là không làm việc nhưng thời gian nghỉ trưa cũng chỉ đơn thuần là khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ, đó không phải là thời gian ngủ ở Nhật Bản.

Việc nghỉ ngơi không phải khi nào cũng bao gồm việc ngủ. Cũng tùy trường hợp có bao gồm.

Vì vậy, ở Nhật Bản trường hợp nếu muốn để ý để đối phương đang thiếu ngủ thì thường không nói kiểu “hay anh nghỉ chút đi", mà sẽ nói rõ ràng là “sao anh không ngủ chút đi".

Tuy nhiên hiện tại, Goinkyo đã nhận ra rằng đây là điều bình thường. Ở công ty Goinkyo cũng có nhân viên trải 3 tấm thảm nhỏ ghép lại, có người thì trải thảm yoga để ngủ trưa.

Từ dùng tiện lời nhất “Siesta"

Khi giải thích về thói quen ngủ trưa với người Nhật, nếu bạn nói rằng “ở nước tôi, ngủ trưa là một văn hóa", thì sẽ bị người Nhật phản bác lại ngay “nhưng đây là Nhật Bản mà".

Vì vậy, Goinkyo sẽ chỉ cho các bạn một ví dụ cách nói khác về từ “ngủ trưa".

“Ở nước tôi có dùng Siesta".

Siesta là một văn hóa ngủ trưa của các nước phía nam châu Âu. Nhiều trường hợp thì cách dùng từ này sẽ dễ lấy được thiện cảm của người Nhật hơn từ “ngủ trưa".

Nhiều người Nhật có thể đã từng nghe qua tên của văn hóa này.

Ở bài viết này, Goinkyo đã rất nhiều lần nhấn mạnh rằng “ở Nhật Bản có cái nhìn tiêu cực về việc ngủ trưa". Nhưng những năm gần đây, cũng có đề tài về việc văn hóa Siesta chính là việc nghỉ trưa thì người Nhật hiện đại cũng suy nghĩ thoáng hơn so với thời xưa khá nhiều.

Sau khi ăn xong thì thường buồn ngủ, con người thường vậy, người Nhật cũng không ngoại lệ. Chỉ vì không theo kịp không khí chung của xã hội thôi, nhưng người Nhật cũng đang dần nhìn nhận ra những lợi điểm của việc ngủ trưa rồi.

Một số người Nhật vì không biết về khái niệm Siesta nên không hẳn khi các bạn nói từ này thì sẽ thông suốt mọi việc đâu nhé. Tuy vậy ở thế hệ tầm 30 tuổi thì chắc hẳn nhiều người biết về khái niệm này.

Văn hóa Nhật Bản