Khoảng cách văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản

09/03/2019Văn hóa Nhật Bản

Sự khác nhau giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Nếu từ ban đầu đã khác nhau hoàn toàn thì sự khác biệt văn hóa cũng dễ dàng chấp nhận được, nhưng ngay cả ở Nhật cũng có văn hóa tương tự nên dù thế nào vẫn xảy ra sự so sánh.

Goinkyo sẽ giới thiệu với các bạn những điều mà từ lúc đến Việt Nam, và cả đến bây giờ tôi vẫn chưa thể quen được.

Văn hóa lì xì

Ở Nhật Bản cũng có lì xì.

Tuy nhiên, chỉ nhận được lì xì cho tới cấp ba mà thôi. Khi thành sinh viên đại học rồi thì nếu vẫn nhận lì xì vào dịp Tết thì sẽ bị xem là làm nũng, công tử bột.

Vậy nên, lẽ đương nhiên là cũng không có chuyện cấp trên lì xì cho cấp dưới.

Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu được tại sao cần vất vả để gửi tiền mừng tuổi cho một người trưởng thành.

Nếu ở Nhật, một người trưởng thành được cho tiền lì xì thì họ sẽ nghĩ rằng đối phương chắc đang đùa, chắc đối phương là người giàu có, hay đối phương xem mình là trẻ con hay sao vậy.

Nó tương tự như việc bạn thay hộ quần áo cho một người trưởng thành vậy. Nếu đã là học sinh cấp 3 rồi thì việc thay quần áo tự mình sẽ làm được. Đây cũng chỉ là một ví dụ hơi cực đoan.

Ở Nhật thì chỉ ngoài trường hợp khẩn cấp thì sẽ tự mình giải quyết chứ không dựa dẫm hay trông cậy vào ai. Đó là một đức hạnh nổi bật và người người trưởng thành thường có khuynh hướng này.

Cách suy nghĩ về tập quán lì xì cũng vậy, có thể là cũng từ đó mà ra.

Ý tôi muốn nói ở đây không phải là phủ nhận với cách lì xì ở Việt Nam, tôi chỉ muốn nói rằng bản thân sống hơn 30 năm ở Nhật và là người Nhật thì cách nhìn nhận về cùng một văn hóa cũng chưa thể dễ dàng thấm nhuần được.

Ngày Tết

Ở Nhật Bản theo Tết dương lịch.

Ban đầu thì việc làm quen với sự khác nhau giữa Tết Ta ở Việt Nam và Tết Tây ở Nhật thật tình rất khó khăn. Tôi nghĩ đối với người Việt Nam thì chắc không hiểu cảm giác khác biệt này đâu. Vì điều này còn tùy thuộc vào sự khác nhau về mức độ hòa tan vào văn hóa đó nữa.

Cách người Nhật trải qua một cái Tết

Sau khi kết hôn thì ở Việt Nam tôi nghe nói rằng, thông thường sẽ ăn Tết ở gia đình bên Nội.

Ở Nhật Bản, đối với đa số người đã lập gia đình thì họ sẽ trải qua ngày Omisoka(Ngày giao thừa) và cả 3 ngày Tết cùng con cái (chưa có gia đình) tại nhà của mình.

Nếu gia đình hai bên nội ngoại có gần thì sẽ đi chào hỏi, và nếu xa quá thì cũng không đi.

Bù lại là vào khoảng tháng 8, có đợt nghỉ lễ dài ngày gọi là Obon, và vào dịp này thì thường các gia đình sẽ về quê nội hoặc ngoại.

Mọi người có biết về Hatsumode không? Hatsumode là việc xuất hành đầu tiên vào ngày mùng 1 Tết. Khi lên trung học hay cấp 3 rồi thì có những thanh thiếu niên không đi xuất hành cùng gia đình nữa mà đi với bạn bè, bạn trai hay bạn gái.

Ở Nhật thì việc cha mẹ để cho con cái tự lập là trách nhiệm, đó cũng là một tiền đề cho việc tạo nên một xã hội Nhật Bản với những đứa trẻ tự có trách nhiệm và độc lập với cha mẹ.

Đó cũng là thời kì nổi loạn của tuổi thiếu niên, khi cùng ba mẹ đi ra ngoài sẽ bị bạn bè trêu chọc.

Tuy nhiên, đối với người trưởng thành thực sự là người có thể vừa có thể coi trọng được cả cha mẹ và cả vợ chồng mình. Với trẻ con thì tôi cũng không rõ.

Đám cưới

Việc dự đám cưới

Ở Nhật, nếu bạn được mời đi dự đám cưới thì chỉ có thể từ chối khi thực sự có một lí do nào nghiêm trọng lắm.

Nếu bạn từ chối tham dự một lời mời đám cưới với lí do là hôm đó có việc riêng thì cũng không lấy làm lạ nếu bạn nhận lại một lời tuyệt giao từ thân chủ.

Vì vậy, đối với đám cưới ở Việt Nam, tôi đã lấy làm rất ngạc nhiên khi thấy có người không tham gia hay đến trễ thời gian rất nhiều.

Tôi đã rất sốc khi nghĩ rằng những người không tham gia lẽ nào lại ghét cô dâu hoặc chú rể đến như vậy sao.

Lí do tôi nghĩ đến như vậy là một chứng tỏ rằng ở Nhật Bản chuyện dễ dàng không tham gia hay đi trễ đám cưới là rất hiếm.

Nói đi cũng nói lại, ở Nhật khá cứng nhắc về việc này khiến cho cả bên mời cũng như bên nhận thiệp mời đều e ngại và áp lực khi mối quan hệ giữa họ thỉnh thoảng chỉ là xã giao bình thường, không hẳn là thân thiết. Ví dụ như nếu mời một người ở quá xa thì họ phải mất vài tiếng đồng hồ, tốn cả tiền bạc để có thể đến tham dự được đám cưới của bạn. Nói vậy nhưng đối với những người thân thuộc, nếu không mời thì họ lại buồn.

Vì cũng lắm điều khổ sở nên ý nghĩa của tập quán “bình thường ở Nhật" cũng không hẳng là một điều tốt.

Đáp lễ

Ở Nhật, đối với người tham gia lễ cưới, sẽ có một món quà đáp lễ từ gia chủ.

Gần đây, việc gửi quà đáp lễ ngược lại trở nên phiền phức vì quà cáp đó không phù hợp với người nhận, nên cũng có nhiều người chọn hình thức chọn món quà mình thích từ cataloge có sẵn khi tham gia đám cưới.

Đối với những người không tham dự đám cưới nhưng có gửi tiền mừng thì sẽ nhận được quà đáp lễ từ cô dâu chú rể, với giá trị quà bằng khoảng phân nữa phần tiền lễ đã gửi.

Ở đám cưới tại Việt Nam, nếu tính toán kĩ thì hầu như đám cưới xong thường sẽ vẫn có hời, nhưng ở Nhật thì ngoài sự đắt đỏ khi thuê nhà hàng tổ chức, tiền nấu ăn, và cả tiền đáp lễ như trên nên chắc chắc dù có tiền mừng nhưng vẫn bị thâm hụt.

Tiền phúng điếu ở các đám tang cũng có hình thức trả lễ tương tự vậy.

Đại diện chào hỏi trong đám cưới

Ở Việt Nam, còn một việc khiến tôi bất ngờ nhất nữa là, người đại điện bên chú rễ phát biểu trong đám cưới không phải chính là cha của chú rể mà là anh trai trưởng của cha chú rể – tức là Bác của chú rể.

Ngủ trưa

Xe máy

Ở Nhật có nhiều người không lấy bằng lái xe máy mà lấy luốn bằng lái xe 4 bánh.

Tối đến Việt nam đã hơn 6 năm rồi nhưng gần đây đã có Grab để di chuyển nên tôi cũng không thi để lấy bằng lái xe máy.

Cửa hàng tiện lợi

Ở cửa hàng tiện lợi tại Nhật bản thì nếu khách hàng không cư xử đúng mực thì nhân viên sẽ lưu ý họ.

Xe cấp cứu

Ở Nhật, xe cấp cứu ngoài đèn chớp hú ra thì còn có gắn thêm loa phát. Loa này có thể giúp nhân viên cứu hộ hướng dẫn các xe cộ đang lưu thông khác phải di chuyển như thế nào để ưu tiên cho xe cấp cứu.

Nếu chỉ có mỗi đèn chớp hú thì người đi đường không biết phải làm như thế nào, có thể họ còn không nghĩ là mình đang cản đường xe cấp cứu, nếu có loa phát để trực tiếp hướng dẫn thì họ sẽ dễ dàng hiểu tình hình để nhường đường hơn.

Ngày lễ tình nhân – Valentine

Đây là ngày nữ giới sẽ tặng chocolate cho nam giới.

Cũng không phân biệt giới thính, tặng chocolate cho bạn bè cũng được.

Nếu tặng cho đối tượng khác ngoài người yêu hoặc người mình thích thì chocolate đó được gọi là 義理チョコ(Chocolate ngoại giao). Nếu tặng cho chính người mình yêu hoặc thích thì gọi là 本命.

Ngày phụ nữ

Đây là ngày mà đối với người Nhật hoàn toàn xa lạ. Hầu hết người Nhật sẽ không biết ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ đâu.

Giáng sinh

Đối với thành phố Hồ Chính Minh thì sẽ là quá nóng để ông già Noel có thể tới được nhỉ…

Chó

Việc thả rông chó là một vấn đề không hề nhỏ.

Tiếng ồn

Ăn uống

Nước tương

Ở Việt Nam thì thường dùng nước mắm.

Người Nhật lại rất thích nước tương.

Nước dùng

Ở Việt Nam thường dùng hạt nêm từ gà hay thịt heo.

Ở Nhật thường dùng nước dùng từ các loại cá hay thực vật biển. Với các món ăn cao cấp thì cũng có lúc sử dụng nước dùng từ của hay sò.

Đường

Ở Nhật không có khái niệm về việc dùng trái cây để thêm độ ngọt cho món ăn.

Vậy nên người Nhật dùng đường để thêm vị ngọt, và vì thế có nhiều món ăn quá ngọt đối với người nước ngoài.

Tác phong (Manner)

Ở Việt Nam, tối thấy có nhiều người mở miệng khi nhai.

Ở Nhật Bản, khi nhai thường ngậm miệng. Khi có đồ ăn trong miệng thì không nói chuyện. Nếu cần phải nói thì thường dùng tay che miệng để nói.

Văn hóa Nhật Bản