Manner ở Nhật Bản trong khi ăn cơm
Nếu không phải đi ăn ở nhà hàng truyền thống cao cấp ở Nhật Bản thì không cần lo lắng, vì không có gì đặc biệt.
Nhưng các bạn cần để ý chỉ một manner khá quan trọng, đó là không mở miệng trong khi nhai thức ăn.
Trong khi nhai, không mở miệng
Người Nhật cho rằng để người khác nhìn thấy thức ăn đang nhai trong miệng và nghe âm thanh phát ra khi nhai thì rất vô lễ.
Vì vậy khi đang ở Nhật, các bạn nên cẩn thận.
Nếu các bạn cứ nhất định rằng mình là người Việt nên phải theo văn hóa Việt Nam thì bạn làm có thể tự do theo ý mình được. Tôi cũng không mở miệng khi ăn dù đang sống ở Việt Nam.
Nhưng nếu bạn không nhất quyết theo văn hóa của đất nước mình thì tôi gợi ý thật lòng là nên theo manner Nhật Bản khi đang sống ở Nhật Bản, vì nhiều người Nhật rất ghét việc mở miệng khi ăn.
Đương nhiên là ở Việt Nam thì không có vấn đề bởi vì đây không phải là ở Nhật Bản nên dù bạn ăn trước mặt người Nhật thì cũng không cần để ý.
Những manner khác ngoài việc không mở miệng khi nhai
Ở Nhật không có các manner đặc biệt khác nhưng nếu chỉ gợi ý thì có một số điểm như sau:
Thứ tự ăn
Văn hóa Nhật Bản thông thường không có thứ tự ăn nên bạn ăn tự do theo ý mình được.
Để đồ ăn lên trên cơm trắng
Người Việt thường gắp thức ăn để trên cơm rồi ăn, nhưng người Nhật không thường làm như vậy, thỉnh thoảng thì có.
Nếu bạn làm vậy ở Nhật thì tôi cũng không cảm thấy đó là manner xấu, nên không cần lo lắng. Nhưng người Nhật có một số cách ăn đồ ăn lên trên cơm trắng.
Ví dụ, 納豆(なっとう)- khi ăn natto thì đũa để trên cơm trắng là tự nhiên. Hay có những món ăn để sẵn thức ăn trên cơm trắng ngay từ đầu ví dụ là 丼(どん).- Katsudon, Oyakodon…
Cuối cùng, ăn theo cách nào là tùy tập quán, thói quen và văn hóa của đất nước đó. Và cũng tùy món ăn thì cách ăn lại khác nhau.
Đầu tiên cần nếm thử hương vị nguyên bản của món ăn
Nếu người quen nấu cơm cho bạn thì đầu tiên bạn cần nếm thử vị của món ăn trước, và sau đó mới thêm hạt tiêu, hạt ớt, muối theo khẩu vị của bản thân.
Một số trường hợp, việc thêm gia vị vào món ăn sau khi chế biến là điều “đương nhiên” hoặc món ăn đó được người nấu gợi ý cần thêm hạt gia vị thì có thể yên tâm.
Ví dụ trường hợp thêm gia vị là “đương nhiên” bao gồm các món ăn như chấm Sushi với nước tương là đương nhiên rồi.
Nhưng trường hợp thêm hạt tiêu và muối vào món ăn sau khi chế biến thì người nấu sẽ cảm thấy rằng món ăn của mình đã không được nêm nếm hợp lí. Đương nhiên tùy theo sở thích khác nhau của từng người, nhưng trước khi thêm gia vị vào món ăn đã nấu thì các bạn nên nếm thử hương vị gốc của món ăn đó trước.
Nhưng ví dụ ở những chuỗi nhà hàng có hương vị thống nhất, hay là bạn đã từng ăn qua rồi thì không cần để ý.
Nguyên tắc của manner là tưởng tượng ra cảm giác của bản thân và quan trọng là đọc được không khí đúng thời điểm.
Bạn không cần lo lắm về trường hợp nào thì phải làm cái gì…
Hướng dẫn của tôi ở trên chỉ mang tính tham khảo.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng thì có thể hỏi đối phương rằng thêm được hay không thì không có vấn đề.
Không cần lo lắng khi phát ra âm thanh lúc uống canh và ăn mì
Tôi đã giải thích rằng không nên phát ra âm thanh khi nhai thức ăn nhưng khi uống canh và ăn mì thì ngược lại.
Không cần phát ra âm thanh lớn nhưng khi ăn và uống 2 thức ăn này nếu tạo ra âm thanh thì người Nhật cảm thấy rằng nghe có vẻ ngon.
Khi ăn Udon, Ramen và Miso-shiru vân vân.
Nhưng khi ăn soup kiểu Châu Âu, thì bạn nên để ý thì tốt hơn, vì nhiều người Nhật biết rằng ở châu Âu, việc phát ra âm thanh khi ăn là mất lịch sự.
Nên dù đó là ở Nhật thì cũng có ngại một chút.
Không cần ngại khi cầm tô/chén lên
Khi uống canh, người Nhật không ngại khi cầm chén canh đó lên và uống trực tiếp từ chén đó được. Ở các quốc gia khác có vẻ mọi người dùng muỗng để uống canh từng chút một.
いただきます và ごちそうさま
Có lẽ người đang học tiếng Nhật thì từng nghe qua cách nói này rồi.
Ý nghĩa của câu いただきます là từ bây giờ mình sẽ ăn cơm.
Ý nghĩa của câu ごちそうさま là mình đã ăn ngon và ăn xong rồi.
Khi nói いただきます và ごちそうさま, bạn cầu nguyện trong lòng thầm cảm ơn những thức ăn đã được nấu, người nấu vân vân thì tốt.
Hiện tại nhiều người Nhật không thường nói rằng いただきます và ごちそうさま,
nên có khả năng dù bạn ăn cơm với người Nhật thì người Nhật đó cũng không nói vậy.
Nhưng không cần ngại, thử nói thì tốt hơn.
Dù bạn là người nước ngoài thì mình nói lịch sự trước thì có lẽ người Nhật đó cũng nói いただきます và ごちそうさま.
Khi ăn Miso-shiru (canh Miso)
Người nước ngoài thỉnh thoảng có hiểu nhầm rằng gọi rằng ミソスープ thì người Nhật cũng
hiểu được vì ミソ và スープ là tiếng Nhật.
Nhưng nhiều người Nhật không biết, nên người nước ngoài có nói rằng ミソスープ thì cũng không hiểu được.
ミソスープ gọi tiếng Nhật là 味噌汁(みそしる)- canh Miso.
ở Nhà hàng ở Việt Nam thường dùng cho muỗng để ăn 味噌汁
nhưng ăn bằng muỗng thì người Nhật cảm thấy rất kì lạ.
Không có liên quan với chuyện về manner nhưng nếu bạn ở Nhật thì thử ăn chỉ bằng đũa thôi.
Cách ăn 味噌汁 là vừa khuấy bằng đũa, vừa uống, vì 味噌 bị chìm ở bên dưới đáy chén.
Lúc nãy tôi đã giải thích rồi nhưng mà người Nhật không ngại vừa cầm chén vừa uống trực tiếp từ chén.