Cách giao tiếp với người Nhật trên đất Nhật Bản
Tôi là người Nhật, đã và đang sống và làm việc 6 năm nay ở Việt Nam. Vợ tôi là người Việt Nam.
- 1. Những đặc trưng của người Nhật
- 2. Nếu bạn tự dưng bắt chuyện với ai đó trên đường thì nhiều người Nhật sẽ tỏ vẻ mặt nghi ngờ
- 3. Hãy dừng việc vứt rác bừa bãi
- 4. Xác định rõ khu vực có thể hút thuốc được.
- 5. Không nói chuyện to tiếng ở nơi công cộng
- 6. Nhường đường
- 7. Không to tiếng quá mức cần thiết ở nơi nhà trọ hay khách sạn
- 8. Tác phong đúng khi mua sắm
- 9. Công việc của bảo vệ chỉ là bảo vệ
- 10. Làn đường xe oto nằm bên trái
- 11. Những thông lệ không nằm trong quy định
- 12. Các bạn có muốn biết thêm một chút về chanel video của chúng tôi?
Những đặc trưng của người Nhật
Người Việt có nhiều kiểu người, và người Nhật cũng vậy.
Nên không chắc thực là có “đặc trưng riêng của người Nhật" hay không.
Nhưng bài viết này lấy tâm lý chung ở Nhật Bản từ các bối cảnh tình trạng xã hội.
Nếu sinh sống hay du lịch tại Nhật Bản thì có lẽ các bạn nên lưu ý một số điểm như bên dưới.
- Nếu bạn tự dưng bắt chuyện với ai đó trên đường thì nhiều người Nhật sẽ tỏ vẻ mặt nghi ngờ
- Đừng vứt rác bừa bãi
- Cần xác định xem nơi nào thì hút thuốc được
- Ở nơi công cộng thì không nói lớn
- Nhường đường
- Không to tiếng quá mức cần thiết ở nơi nhà trọ hay khách sạn
- Giữ tác phong đúng khi mua sắm
- Công việc của nhân viên bảo vệ là bảo vệ
- Làn đường xe oto nằm bên trái
- Những thông lệ không nằm trong quy định
- Các bạn có muốn biết thêm một chút về chanel video của chúng tôi?
Nếu bạn tự dưng bắt chuyện với ai đó trên đường thì nhiều người Nhật sẽ tỏ vẻ mặt nghi ngờ
Dưới đây chỉ là giải thích cho trường hợp bạn tự dưng bắt chuyện với một người Nhật nào đó bên đường.
Người Sài thành thường tỏ vẻ mặt vui vẻ niềm nở khi có người nước ngoài hỏi đường.
Tuy nhiên, người Nhật sinh sống tại Nhật Bản thì không thường cư xử như vậy.
Việc này cũng có nhiều lí do.
Lí do dễ dàng tưởng tượng được nhất đó là trường hợp đơn giản là vì người Nhật quá bận rộn và họ không muốn chia sẻ thời gian cho người lạ.
Những người đi bộ trên đường thì hầu hết các trường hợp, không phải là họ đi dạo một cách không có mục đích, mà là đang di chuyển đến một địa điểm nào đó nhất định. Điều đó có nghĩa là họ di chuyển nhanh để kịp thời gian cho một dự định nào đó, vì vậy họ sẽ không muốn chia sẻ thời gian đó cho một việc mà họ không rõ là cần mất bao nhiêu thời gian.
Đặc biệt, thời gian xe điện ở Nhật Bản chính xác đến đơn vị từng phút, nên để đến đúng giờ xe điện chạy thì hầu hết người Nhật đều đã tính toán hết thời gian và di chuyển.
Không giống như Việt Nam, ở Nhật Bản không có các cửa hàng bán lẻ bên lề đường, nên hầu như cũng không có người đứng lại bên đường để hỏi thăm này nọ.
Ngoài ra, ở Nhật Bản nếu nói một cách cực đoan thì nếu có một người lạ bắt chuyện với bạn thì điều đó đồng nghĩa với việc đối phương sẽ bị nghi ngờ là người mờ ám.
Điều này chính là hành động mà người Nhật tự tạo lên nhằm xây một bức tường cảnh giác với những đối phương xa lạ.
Dù nói là cảnh giác, tuy nhiên không phải chỉ cảnh giác với các loại hình tội phạm như cưới giật hay bắt cóc, mà cũng là muốn né tránh những lời mời mọc quảng cáo cứng đầu hứa hẹn sẽ mất nhiều thời gian của họ.
Nói đơn giản thì đối với một người không hề quen biết, thì bạn cũng không biết họ sẽ làm gì với mình nên đúng hơn là “kẻ khôn nên tránh xa nguy hiểm".
Việc này ngay cả chính người Nhật với nhau cũng tương tự, vậy nên đặc biệt với người nước ngoài mà họ bình thường không tiếp xúc thì họ sẽ càng cảnh giác hơn.
Và cũng đơn giản là nhiều trường hợp, người Nhật cũng suy nghĩ rằng nếu bị người nước ngoài hỏi chuyện thì họ phải trả lời bằng thứ tiếng gì thì được, việc này cũng làm họ bối rối.
Dù bạn có hỏi thăm người Nhật trên đường bằng tiếng Anh đi nữa thì hầu hết người Nhật đều không hiểu để trả lời được.
Hãy dừng việc vứt rác bừa bãi
Đúng ý nghĩa cần lưu ý là vậy.
Rác thì cần được vứt ở sọt rác.
Ngoài ra, thực sự thì cũng không hẳn là tất cả người Nhật đều làm được điều này.
Vì nhiều trường hợp rác được chỉ định phân loại cụ thể nên khi vứt rác, bạn cũng cần xác nhận rõ thùng rác nào chứa loại rác nào để vứt đúng nơi, đúng chỗ.
Nhiều trường hợp, ở Nhật Bản có trang bị thùng rác chuyên dụng dành cho chai nhựa và lon, riêng với rác thông thường khác.
Xác định rõ khu vực có thể hút thuốc được.
Ở Nhật Bản gần đây, quy định về khu vực có thể hút thuốc càng được mở rộng.
Cũng có nơi còn có quy định xử phạt đối với việc hút thuốc bên lề đường.
Vậy nên, nếu bạn muốn hút thuốc thì bạn cần xác nhận rằng ngay tại vị trí bạn đang đứng có phải là nơi hút thuốc là được hay không nhé.
Vì khu vực được hút thuốc lá ít hơn nên về cơ bản thì bạn nên kiểm tra rằng nơi bạn muốn hút thuốc là có phải là nơi chỉ định hút thuốc lá được hay không, chứ không phải cần xác nhận là có cấm thuốc lá hay không.
Không nói chuyện to tiếng ở nơi công cộng
Việc nói to tiếng trong cửa hàng, trong xe điện hay trong xe buýt thường sẽ nhận được ánh nhìn không mấy thiện cảm từ đa số người Nhật.
Vậy nên khi đang cư trú tại Nhật, thì các bạn nên để ý đến không khí nơi chốn đó và điều chỉnh âm lượng giọng nói của mình cho phù hợp nhé.
Nhường đường
Bạn hãy tham khảo ở đường link bên dưới nhé.
Không to tiếng quá mức cần thiết ở nơi nhà trọ hay khách sạn
Bạn hãy tham khảo ở link bên dưới nhé.
Tác phong đúng khi mua sắm
- Ở phần lớn các cửa hàng đều có quy định về vị trí sắp xếp
- Sản phẩm đã lấy ra xem thì bản thân cần để lại ví trí ban đầu của sản phẩm đó nếu không mua
- Chỉ cần thiếu 1 Yên thì cũng không thể mua hàng được
- Tuyệt đối không được mở bao bì/hộp của sản phẩm ra (khi đang còn trong cửa hàng)
- Rác sau khi ăn xong sẽ bỏ vào thùng đựng rác
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm ở link bên dưới.
Công việc của bảo vệ chỉ là bảo vệ
Bảo vệ ở Việt Nam thì còn làm thêm các công việc khác như mở cửa hay gọi taxi.
Thỉnh thoảng, các bác bảo vệ còn kiêm luôn việc ông tám để tám chuyện ngoài lề.
Tuy nhiên, nhân viên bảo vệ ở Nhật Bản được chỉ định rõ ràng để làm công việc bảo vệ mà thôi.
Nếu có ai đó chào hỏi thì họ sẽ chào hỏi lại, nếu có ai cần hỗ trợ thì họ sẽ giúp đỡ, tuy nhiên công việc của nhân viên bảo vệ cơ bản là đảm bảo phòng chống tội phạm.
Ở Nhật Bản thì công việc của nhân viên bảo vệ là bảo vệ, các bạn hãy không dùng định nghĩa nhân viên bảo vệ ở Việt Nam để áp dụng nhé.
Làn đường xe oto nằm bên trái
Khác với Việt Nam, làn đường xe oto ở Nhật Bản là làn đường bên trái.
Những thông lệ không nằm trong quy định
Có những “quy định đặt ra để lơ đi những quy định khác".
Chừa một bên lối đi trên thang máy cuốn
Thang cuốn vốn dĩ không phải là phương tiện để bước đi lên hay bước đi xuống.
Nếu muốn bước đi lên hay xuống thì nên dùng cầu thang bộ.
Tuy nhiên, theo thói quen thì người Nhật sẽ thường dành một bên lối đi của thang cuốn để cho việc bước đi lên xuống của người khác.
Có vẻ như ở vùng Kanto thì thường sẽ chừa lối đường bên phải, ở vùng Kansai thì lại chừa lối đường bên trái khi di chuyển trên thang cuốn.
Tuy vậy nhưng gần đây, phía nhà ga tàu điện đã có những hoạt động nhằm khuyến khích người dân quan trọng hóa quy định này hơn.
Năm 2020 là năm tổ chức Olympic tại Nhật Bản, sẽ có rất nhiều du khách nước ngoài đến xứ sở hoa anh đào này, việc có các “quy định đặt ra để lơ những quy định khác" như thế này có thể sẽ gây ra vài sự bối rối không cần thiết. Ngoài ra, quy định về việc chừa ra một lối đi bên phải khi đi thang cuốn cũng vướng phải một vấn đề khác. Đó là đối với những người muốn muốn vịn vào thành thanh cuốn bên phải nhưng lại buộc phải vịn vào thành bên trái. Điều này có phần trái với tinh thần của Paralympic (Olympic dành cho người tàn tật).
Ở tình huống đó, bạn có thể để ý xem mọi người xung quanh làm như thế nào, và có thể làm theo thì được.
Các bạn có muốn biết thêm một chút về chanel video của chúng tôi?
Kênh YouTube của chúng tôi hiện tại đã công khai. Các bạn có thể vào xem để biết thêm nhiều hơn nữa về văn hóa và ngôn ngữ Nhật Bản nhé. Hy vọng Chanel này của chúng tôi sẽ giúp ích được cho các bạn trên con đường tìm hiểu về đất nước Nhật Bản.