Dù chỉ dính một chút vết bẩn thôi cũng đủ làm giảm giá trị thực của sản phẩm bên trong

04/02/2019Manner ở Nhật Bản

Ở Việt Nam, khá nhiều trường hợp để kiểm tra sản phẩm bên trong, người mua hàng thường mở bao nilon hoặc hộp giấy gói sản phẩm ra xem. Ngay cả nhân viên cửa hàng cũng không ngại mở banh hộp sản phẩm ra xem bên trong. Ở Nhật Bản thì các bạn TUYỆT ĐỐI không nên làm như vậy.

Các lí do như sau sẽ khiến các bạn hiểu tại sao tôi lại nói vậy

  • Độ tin dùng vào việc bao bì sản phẩm chưa được mở ra lần nào
  • Dù chỉ dính một chút vết bẩn thôi cũng đủ làm giảm giá trị thực của sản phẩm bên trong.
  • Dù hộp bao sản phẩm chỉ dính một chút vết bẩn thôi cũng đủ làm giảm giá trị thực của sản phẩm.
  • Chính vỏ hay bao bì sản phẩm cũng mang một giá trị nhất định
  • Bị hiểu nhầm là sản phẩm lấy trộm

Sự tin tưởng vào sản phẩm chưa bị bóc bao bì

Nói ngược lại, nếu sản phẩm bị mở bao bì thì không cần biết là bị sự cố gì hay không nhưng có thể hình dung được việc mất mát, thay thế hoặc tổn hao sản phẩm.

Chỉ một chút vết dơ cũng làm giảm giá trị sản phẩm

Ở Nhật thì điều hiển nhiên là một sản phẩm mới thì hoàn toàn không có bất cứ vết trầy hay bẩn gì, dù là nhỏ nhất. Vì vậy, chỉ với việc bao bì sản phẩm bị mở ra thì đồng nghĩa với việc đã có ai đó đụng vào sản phẩm đó, và có khả năng là sản phẩm đó với giá thành như vậy sẽ không bán được nữa.

Hộp đựng sản phẩm chỉ bẩn một chút nhưng cũng làm giảm giá trị sản phẩm

Vấn đề về ấn tượng. Dù sản phẩm bên trong có giống nhau đi nữa thì bao bì hoặc hộp gói bên ngoài bị dơ bẩn thì sản phẩm bên trong cũng sẽ bị xem là hàng rẻ tiền.

Tùy trường hợp, hộp đựng sản phẩm cũng liên quan đến giá trị sản phẩm bên trong

Trường hợp những sản phẩm được mua bở sở thích thì bao bì sản phẩm cũng có giá trị nhất định như sản phẩm bên trong vậy. Ví dụ, ngay cả trường hợp mua đấu giá đồ cổ quý thì việc có hộp đựng hay không cũng khác biệt rất lớn về giá tiền sản phẩm. Sách cũng vậy, ở Nhật, thường sách được bán có kèm theo một bìa cứng gọi là cover, và một mảnh giấy dài bao quanh thân sách gọi là Obi. Ở Obi thường được in một phần chữ giới thiệu về sách, thực ra là thứ bỏ đi nếu bạn không muốn dùng. Tuy nhiên, cũng có người luôn giữ lại Obi này theo sách khi mua.

Bị hiểu nhầm là lén trộm sản phẩm

Ở Nhật thì thông thường, không được sự cho phép của cửa hàng thì nhân viên không được tự tiện mở bao bì sản phẩm. Việc tự tiện mở bao bì sản phẩm sẽ bị hiểu nhầm là lén trộm sản phẩm, rất nguy hiểm.


Trường hợp bạn vẫn muốn xem được sản phẩm bên trong?

Khi bạn vẫn muốn được xem sản phẩm thực như thế nào.

Trường hợp này thì bạn có thể hỏi nhân viên cửa hàng. Nếu tự tiện mở bao bì sản phẩm thì có thể bạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho việc mở bao bì đó. Dù là nhầm lẫn hay gì đi nữa, bạn đừng tự ý quyết định việc mở bao bì sản phẩm trong cửa hàng nhé. Vì cũng có nhiều trường hợp để khách hàng không cần xem bên trong cũng nhìn được sản phẩm, một sốt cửa hàng sẽ có sản phẩm mẫu trưng bày.

Manner ở Nhật Bản