Đối với người Nhật Bản, Thiên Hoàng(天皇) là gì?
Thiên Hoàng trong tiếng Anh được dịch là 「Emperor」hay「King」tức là vua.
Nhưng đối với người Nhật thì thực tế Thiên Hoàng có mang cùng ý nghĩa với vua hay hoàng đế hay không?
Nội dung viết dưới đây không phải là ý kiến của toàn thể người Nhật Bản, mà chỉ là ý kiến của riêng một cá nhân.
Trong bản thân người Nhật cũng có nhiều cách nhìn nhận riêng
Có đến tận hơn 1 tỉ người nên lẽ đương nhiên là cả người Nhật họ cũng có nhiều cách nhìn riêng về Thiên Hoàng.
Chia thành các ý chính thì có:
- Có lòng kính trọng mạnh mẽ với Thiên Hoàng
- Có lòng kính trọng nhất định. Dù không đến mức kính trọng đi nữa thì cũng có quan tâm đến những tin tức liên quan đến Thiên Hoàng
- Có thắc mắc về sự tồn tại của Thiên Hoàng
- Không quan tâm
- Tỏ vẻ hoàn toàn không quan tâm (việc chứng tỏ mình hoàn toàn không quan tâm thỉnh thoảng ngược lại rất quan tâm
Tôi nghĩ có lẽ rằng, về vấn đề này thì phần trăm số người đứng ở vị trí trung lập và ít quan tâm là phần nhiều.
Thiên Hoàng về mặt hiến pháp của Nhật Bản
Thiên Hoàng về mặt hiến pháp Nhật Bản là một biểu tượng của Nhật Bản được quy ước.
Biểu tượng này cụ thể là gì thì ngay cả người Nhật cũng không rõ.
Ít nhất thì bản thân tôi cũng rất mông lung về ý nghĩa của biểu tượng này.
Chiến tranh và Thiên Hoàng
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Thiên Hoàng chí ít là vị trí đứng đầu của chính trị Nhật Bản trên thể chế.
Ngoài ra, phía quân đội Thiên Hoàng そして軍部は天皇を旗印に日本を戦争一色へと走らせました。
Vì vậy, việc tán dương Thiên Hoàng trong quá khứ khiến nhiều người Nhật có liên tưởng sâu sắc về sự quay lại thời chiến tranh.
Thế nên dù không có lí do gì cụ thể nhưng nhiều người Nhật có ý chống đối với việc gắn mác vô điều kiện cho Thiên Hoàng.
Ở Nhật với một môi trường với việc sùng bái Thiên Hoàng khiến con người liên tưởng ngay đến Phái Cánh Hữu = chủ nghĩa quân đội.
Và ít nhất thì bản thân tôi cho đến khi vào đại học thì tôi nghĩ rằng những người xung quanh tôi đều cảm giác như vậy. Và cũng có thể là do ảnh hưởng từ giáo dục ở trường học, những chương trình tivi hay từ Manga dần hình thành nên môi trường với lối suy nghĩ như vậy cũng nên.
Không phải lí do gì nhưng có lẽ người ta sẽ tự nhủ rằng “Thiên Hoàng vạn tuế ư? Ông ấy có phải là phe cánh hữu không đấy, thấy nguy hiểm quá…"
Đồng cảm với lập trường của Thiên Hoàng
Thiên Hoàng là biểu trưng của một quốc gia, được đặt định tất cả từ khi sinh ra cho tới cách sống và gánh trên vai trách nhiệm của cả hoàng cung.
Là một biểu trưng của đất nước, Thiên Hoàng không thể tránh khỏi việc phải sống vì người khác. Đi thăm hỏi động viên những khu vực bị thiên tai trên toàn quốc, thăm hỏi ngoại giao với các quốc gia bên ngoài.
Khi xét về mặt một con người thì Thiên Hoàng là một người sống trong môi trường hoàn toàn khác với người bình thường.
Chưa hết, trước mặt bao nhiêu ống kính, trước mặt mọi người thì Thiên Hoàng cũng nở nụ cười, còn phải lựa lời nói chuyện.
Đối với Thiên Hoàng như vậy ở hiện tại (Thời Heisei), từ sự né tránh tôn thờ Thiên Hoàng, giờ đây cũng đã có nhiều người Nhật đã bắt đầu cảm thấy cần phải tôn trọng biểu trưng này.
Không phải là sự tôn trọng đối với cương vị Thiên Hoàng.
Mà là người Nhật đã chứng kiến được cách sống và thành quả trách nhiệm mà Thiên Hoàng đã gánh vác từ khi sinh ra tới suốt cuộc sống của mình đối với đất nước này.
Thiên Hoàng – và sự không rõ ràng về nhân quyền
Cũng có ý kiến cho rằng Thiên Hoàng không có nhân quyền – điều cơ bản nhất được quy định trên Hiến pháp của Nhật Bản.
Nói vậy vì, Thiên Hoàng là một sự tồn tại riêng biệt, khác hẳn với sự tồn tại của một người dân bình thường, và hiển nhiên không áp dụng được những quyền hạn mà người bình thường đáng lẽ phải có. Thêm nữa, vì không phải là người rành về luật phát nên không rõ thực hư như thế nào nhưng cũng có ý kiến cho rằng trên diễn giải về mặt hiến pháp, Thiên Hoàng không có nhân quyền.
Thực tế, có thể lấy một ví dụ cơ bản là một trong những quyền cơ bản nhất của nhân quyền đó là quyền được tự do lựa chọn nghề nghiệp thì Thiên Hoàng không có.
Có lẽ cũng có người ghe tị với việc Thiên Hoàng có thể sống thoải mái dựa trên tiền thuế của nhân dân nhưng chính vì là tiền thuế nên Thiên Hoàng không thể tự do tiêu dùng được. Cũng không thể thoải mái đi chơi và cũng không thể luân chuyển qua các vấn đề về chính trị được. Và bản thân Thiên Hoàng hiện tại cũng không thể quyết định các vấn đề liên quan tới chính trị. Hơn nữa cả chính bản thân Thiên Hoàng cũng không thể có quyền chọn được việc mình có trở thành Thiên Hoàng hay không, mà đó là điều quy ước của cả đất nước Nhật Bản. Với điều này thì có lẽ không thể nói Thiên Hoàng có được nhân quyền như mọi công dân bình thường khác được.
Ngoài ra, “nhân quyền" đang đề cập ở đây nói cho cùng là nhân quyền cơ bản được quy định trong Hiến Pháp của Nhật Bản. Còn về nhân quyền mang nghĩa quan điểm đạo đức lại là một khía cạnh khác.
Đối với người Nhật, Thiên Hoàng là gì
Về thời Thiên Hoàng Showa, vì vừa là lãnh đạo thời kì chiến tranh, cũng vừa là thủ tướng quốc hội chinh thức nên không rõ nên gọi Thiên Hoàng lúc đó là gì.
Tuy nhiên, sau chiến tranh, vì quốc dân Nhật Bản, Thiên Hoàng hiện tại cố gắng củng cố quan hệ ngoại giao tốt, nên đích thực ngài là một vị “cống hiến hết mình cho nhân dân".
Vấn đề về chế độ với tên gọi “Thiên Hoàng", hay vấn đề về Thiên Hoàng hiện tại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Đối với người Nhật, Thiên Hoàng là gì? Trả lời câu hỏi này, chế độ với tên gọi Thiên Hoàng chỉ là đề tài khi nói chuyện phiếm đối với nhiều người Nhật. Họ hoàn toàn không cảm thấy bất kì sự tồn tại nào liên quan đến bản thân mình cả. Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ, lí do dẫn đến sự nhạt nhẽo trong phản ứng của người Nhật khi nói về Thiên Hoàng âu cũng là do cách sống của Thiên Hoàng đó mà thôi.
Thiên Hoàng thoái vị vào ngày
Nói thêm rằng bài viết này đang nói về Thiên Hoàng năm Heisei (Bình Thành)
Và vào ngày 30/4 năm 2019, Thiên Hoàng năm Heisei đã thay đổi.
Cách gọi Thiên Hoàng
Trên toàn nước Nhật, không ai gọi Thiên Hoàng bằng tên cả
Đối với các bên truyền thông nước ngoài thì truyền thông của Nhật Bản cũng có ghi tên thật của Thiên Hoàng điện hạ, nhưng đối với người dân trong nước, gọi tên thật của Thiên Hoàng là điều vô lễ.
Tước hiệu là “Thiên Hoàng Điện Hạ", khi gọi thì thường gọi là “Điện Hạ".
Hầu hết các truyền thông đều không đăng tên thật của Thiên Hoàng Điện Hạ, vì vậy cũng có nhiều người Nhật không biết tên thật của ngài, và cũng có người nghe rồi nhưng không nhớ.
- Không quen khi gọi Thiên Hoàng bằng tên
- Và nói ra thì bình thường cũng không nhớ tên người là gì
Chẳng những thế, những người Nhật gọi Thiên Hoàng bằng tên thật hầu hết sẽ cố tâm tìm hiểu và ý thức luôn gọi ngài bằng tên, với ý tỏ thái độ phủ nhận chế độ Thiên Hoàng.
Nếu khi người nước ngoài gọi Thiên Hoàng Điện Hạ bằng tên thật, thì so với việc bị hiểu là thất kính thì có khi bị người Nhật hiểu nhầm rằng “đang nói về ai vậy". (có thể bạn sẽ bị nhầm rằng đang nói đến tên một người Nhật nào đó không chừng…)
Cách gọi Thiên Hoàng trong quá khứ
Tùy theo thời đại mà cách gọi có khác nhau, nên ở đây tôi chỉ giải thích về cách gọi Thiên Hoàng thời Minh Trị trở đi.
Cách gọi sẽ theo niên đại. Chẳng hạn như Thiên Hoàng Showa(Chiêu Hòa), Thiên Hoàng Taisho (Đại Chính), Thiên Hoàng Meiji (Minh Trị)
Thông thường thì chỉ sau khi băng hà thì Thiên Hoàng mới được gọi như vậy, khi đang còn tại nhiệm Thiên Hoàng sẽ không được gọi kèm với niên đại.
Đơn giản chỉ gọi là “Thiên Hoàng Điện Hạ", nếu vẫn cần phân phân biệt rõ ràng hơn thì có thể gọi là “Kim Thượng Thiên Hoàng" cũng được. Tuy nhiên, cách gọi này không được tự nhiên lắm.