Chú đầu bếp dễ thương

16/02/2019Văn hóa Nhật Bản

Lần này Goinkyo sẽ giới thiệu với các bạn một bài hát kèm hình vẽ của Nhật Bản.

Bài hát kèm hình vẽ là gì?

Ở Nhật Bản, bài hát kèm hình vẽ là một trò chơi dành cho trẻ con khá phổ biến.

Hiểu đơn giản thì đây là hình thức vẽ hình cùng lúc khi hát, và nội dung hình vẽ sẽ dựa theo lời ý nghĩa bài hát.

Bài hát “Chú đầu bếp dễ thương"

Trang web này dùng để giải nghĩa tiếng Nhật, vì vậy Goinkyo sẽ giới thiệu với các bạn về ý nghĩa của lời bài hát này luôn nhé.

Lời bài hát

Goinkyo sẽ tách từng đoạn lời bài hát và vẽ minh họa theo từng phần. Cùng lúc sẽ so sánh với hình ảnh hoàn thành tổng thể. Ngoài ra cũng sẽ ví dụ thêm về đồ vật/sinh vật để các bạn có thể dễ dàng liên tưởng.

棒がいっぽんあったとさ – Có một cây gậy nè

葉っぱかな – Đây là lá cây phải không nhỉ?

葉っぱじゃないよ、カエルだよ – Không phải lá cây, là con ếch mà

カエルじゃないよ、アヒルだよ – Không phải con ếch đâu, là con vịt mà

6月6日に、雨ざーざー降ってきて – Ngày 6 tháng 6, mưa đổ ào ào

三角定規にヒビいって – Gạch thêm hình tam giác

アンパン2つ、マメ3つ – Thêm 2 bánh đậu đỏ và 3 hạt đậu

コッペパン2つくださいな – Cho thêm 2 bánh mì nữa nào

あっという間にかわいいコックさん – Chớp mắt đã xuất hiện chú đầu bếp dễ thường rồi.

著作者不明

Có một cây gậy nè

かわいいコックさん0
Hình bên trái là hình đã hoàn thành, bên phải là hình hiện tại.

Chúng ta vẽ một đường ngang như hình nhé.

Chữ「とさ」có nghĩa gì nhỉ???

Đến bây giờ người Nhật vẫn còn sử dụng, tuy nhiên cách dùng từ này mang ấn tượng hơi cũ một chút.

棒がいっぽんあったそうです。

Nếu đổi cách nói khác của từ とさ thì có cách nói như câu trên, ý nghĩa tương tự nhau.


Đây là lá cây phải không nhỉ?

かわいいコックさん1

Hình bên trái là hình đã hoàn thành, bên phải là hình hiện tại.

Tiếp theo, chúng ta vẽ thêm vào gạch ngang đã vẽ trước đó 2 vòng cung như hình trên nhé.

Sau đó chúng ta sẽ được một hình vẽ dạng chiếc lá mà trẻ con Nhật Bản thường hay vẽ đấy.

Ý nghĩa của từ 「かな」

Cách dùng tu từ này hiện tại người Nhật vẫn đang sử dụng.

葉っぱかもしれない。

Nếu thay bằng cách nói khác có ý nghĩa tương tự, thì có cách viết như câu trên.

Không phải lá cây, là con ếch mà

かわいいコックさん2

Hình bên trái là hình đã hoàn thành, bên phải là hình hiện tại.

Hình bên phải là hình trẻ con Nhật Bản thường hay vẽ khi muốn diễn tả con ếch.

Hình hoàn thành bên trái, ở mắt của chú đầu bếp có vẽ vài chấm đen nhưng các bạn không cần vẽ y chang cũng được nhé. Không có quy định nào cả, bạn cứ vẽ theo ý mình là được.

Từ 「じゃ」trong「じゃない」

Trong nhiều trường hợp, từ 「じゃ」là biểu hiện văn nói của từ 「では」.

葉っぱではない。

Có ý nghĩa như câu trên.

Cách ghi 「よ」ở cuối câu

Cách dùng từ Yo được dùng ở cuối câu dùng để làm nhẹ nhàng câu nói.

Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết bên dưới nhé.

Không phải con ếch đâu, là con vịt mà

かわいいコックさん3

Hình bên trái là hình đã hoàn thành, bên phải là hình hiện tại.

Vẽ tiếp thêm một vòng tròn quanh khuôn mặt nữa thì bạn sẽ ngạc nhiên đấy, đó là khuôn mặt một chú vịt!

Cách viết「アヒル」chính là「鴨」

アヒル và 鴨(kamo) là 2 loài động vật cùng giống loài.

Tuy nhiên, nếu nói là アヒル thì người Nhật sẽ liên tưởng về con vật có cơ thể to và bộ lông trắng hơn 鴨(kamo).

Còn 鴨(Kamo) thì có thân hình nhỏ và bộ lông xám.

Ở Nhật Bản thì trẻ con từ lúc nhỏ đã làm quen một cách tự nhiên về cách phân biệt hai con vật này rồi, nên nhiều Nhật vẫn đinh ninh rằng アヒル và 鴨(kamo) là 2 loại động vật khác nhau.

Vào ngày 6 tháng 6

かわいいコックさん4

Hình bên trái là hình đã hoàn thành, bên phải là hình hiện tại.

Nhìn vào hình vẽ bên phải, nếu bạn vẽ số 6 bên trái, và số 6 ngược 180 độ ở bên phải từ khuôn mặt chú vịt thì các bạn có tưởng tượng được đó là gì không? Đó chính là 2 cách tay của chú đầu bếp tương lai đấy !!!

Ngày 6 tháng 6 sẽ được đọc là 「ろくがつむいか」

Ngày 6 được đọc là 「むいか」.

Cách đọc ngày như thế này có lẽ các bạn đã học ở trường rồi đúng không nào?

Trong tiếng Nhật thì từ ngày 1 cho đến ngày 10 của tháng, ngoài cách đọc bình thường là 「いちにち」「ににち」「さんにち」, còn có cách đọc khác là 「ついたち」「ふつか」「みっか」…

Và ngày 6 sẽ được đọc là 「むいか」.

Trong đàm thoại hàng ngày, cả hai cách đọc 「むいか」và「ろくにち」đều được sử dụng, tuy nhiên nếu là văn nói thì cách đọc 「むいか」sẽ tự nhiên hơn. Đối với người Nhật thì càng được sử dụng phổ biến vì dễ đọc.

Mưa đổ xuống ào ào

かわいいコックさん5

Hình bên trái là hình đã hoàn thành, bên phải là hình hiện tại.

Chữ 「ハ」trong Katakana sẽ được viết vào bên trong của ngày 6 tháng 6 – tức là theo hình vẽ, 2 gạch xéo sẽ gắn liền vào cách tay của chú đầu bếp.

Từ 「ザー」 đầu tiên trong từ 「ザーザー」sẽ là một gạch, từ 「ザー」tiếp theo sẽ là một gạch nữa.

Từ ザーザー có nghĩa gì???

Từ này vừa là từ tượng âm cũng vừa là tự tượng hình.

Trường hợp từ 「ザーザー」được dùng trong câu để diễn tả mưa rơi thì được hiểu là từ tượng hình.

ざーざー降り

雨がザーザーと降っている。

Cũng có cách sử dụng như 2 câu trên.

ざあざあ

Ngoài cách sử dụng dấu「ー」để biểu hiện trường âm (âm kéo dài) thì còn có cách thêm từ 「あ」phía sau để diễn tả trường âm. Và từ thêm vào này có thể dùng từ Hiragana hay Katakana đều được.

Về ý nghĩa, tùy văn cảnh tuy nhiên phần lớn trường hợp sẽ diễn tả trạng thái mưa to đổ xuống.

Ở hình vẽ chú đầu bếp của chúng ta, tuy là mưa đổ 「ざーざー」nhưng mình chỉ cần vẽ 2 đường là đủ nhé.

Thêm hình tam giác

かわいいコックさん6

Hình bên trái là hình đã hoàn thành, bên phải là hình hiện tại.

Chúng ta sẽ vẽ thêm một hình tam giác cân ngược như trên vào bên dưới 2 thanh đã vẽ trước đó.

Tiếp theo là “ひびいって"

かわいいコックさん7

Hình bên trái là hình đã hoàn thành, bên phải là hình hiện tại.

Bạn có thấy một gạch đứng ở góc dưới hình tam giác cân không? Tới đây đã thấy được đôi chân rồi nhé.

Vậy 「ひびいって」có nghĩa là gì nhỉ?

Có lẽ, “ひびいって" xuất phát từ ý nghĩa của cách viết bên dưới.

ひびがはいって

「はいって」là thể Te của từ「入る」, và mang nghĩa là「ひびができる」.

Thường thì cách dùng「ひびいって」này không được sử dụng.

Theo suy đoán thì khi đi với từ「入」thì từ「い」cũng đọc được. Vì vậy, để ưu tiên giai điệu, lời bài hát đã chọn cách sử dụng một cách đọc khác của cùng một từ hán tự.

Hoặc có thể với giai điệu của bài hát kèm hình này thì từ 「は」trong 「ひびはいって」trở nên khó nghe ra, vậy nên khi hát tự nhiên chữ 「は」được lướt bỏ đi.

Thêm 2 bánh đậu đỏ

かわいいコックさん8

Hình bên trái là hình đã hoàn thành, bên phải là hình hiện tại.

「アンパン」là bánh mì ngọt đặc trưng ở Nhật Bản

Bánh アンパン là loại bánh mì có nhân gồm đậu đỏ Nhật và đường.

Bản thân Gonkyo thì không mấy thích lắm nhưng thỉnh thoảng lại rất thèm ăn.

Vậy là chúng ta vừa thêm vào đôi tai bé xíu cho chú đầu bếp rồi.

アンパン
アンパン – Bánh mì nhân đậu đỏ

Thêm 3 hạt đậu

かわいいコックさん9

Hình bên trái là hình đã hoàn thành, bên phải là hình hiện tại.

3 hạt đậu sẽ là 3 cái nút áo của chú đầu bếp nhé.

Cho thêm 2 bánh mì nữa nào

かわいいコックさん9

Hình bên trái là hình đã hoàn thành, bên phải là hình hiện tại.

Như vầy nữa sẽ thành đôi giày nhé.

Vậy「コッペパン」là gì nhỉ???

「コッペパン」là tên một loại bánh mì nhưng thực sự thì Goinkyo cũng không rõ nó như thế nào nữa.

Theo như trang Wikipedia bản tiếng Nhật thì có lẽ dễ hiểu hơn. Các bạn muốn biết rõ hơn thì vào đây xem thêm nhé. (Có vẻ như là bánh mì hot-dog)

https://ja.wikipedia.org/wiki/コッペパン

Chớp mắt đã xuất hiện một chú đầu bếp dễ thương rồi!!!

かわいいコックさん10
…tada, vậy là đã xuất hiện một chú đầu bếp thứ 2 rồi nhé.

Như vậy là hoàn thành nhé. (ở bước này các bạn vẽ thêm cái nón chó chú ấy nữa nhé.)

Ý nghĩa của「あっという間」?

Có thể hiểu là “một khoảng thời gian rất ngắn". という間 có nghĩa là khoảng thời gian.

Theo nhiều giả thuyết về ý nghĩa từ thì “あっという間" diễn ta một khoảng thời gian quá ngắn, đến nỗi chưa kịp nói xong chữ あ trong bảng chữ cái あいうえお, hoặc một giả thiết khác nói rằng, có lẽ từ này biểu hiện cho việc ngạc nhiên đến độ chỉ phát ra được mỗi chữ あっ mà thôi.

Nguồn gốc chữ 「あっ」cũng không thực sự rõ ràng.

Tuy nhiên, nhiều người Nhật thường không suy nghĩ quá kĩ về nguồn gốc ngôn từ mà thường sử dụng 「あっという間」như một từ đơn với ý nghĩa “nhanh như thoắt".

Để có thể nhớ được ý nghĩa từ thì thực ra các bạn nên nhớ về nguồn gốc của từ ngữ đó thì tốt hơn, tuy nhiên để quen với việc sử dụng từ 「あっという間」thì có lẽ tốt hơn bạn nên sử dụng “bất chấp" nó như một từ đơn.

Cách gọi “コックさん"

コック (Cook) là một nghề nghiệp chuyên về nấu ăn.

Thông thường, từ コックさん này dùng để chỉ người nấu món ăn nước ngoài, nhưng cách gọi là シェフ (chef) vẫn phổ biến hơn.

Trường hợp gọi là “コックさん" thì theo Goinkyo nghĩ – so với ý nghĩa là một ngành nghề thì nhiều trường hợp sẽ biểu thị ý nghĩa về dáng vẻ một đầu bếp hơn.

かわいいコックさん11
Trang phục của một コックさん

Cụ thể là về trang phục như hình trên.

Ngoài ra, người nấu các món ăn Nhật Bản thì thường được gọi bằng 「料理人」hay「板前」, và cũng có trường hợp tùy vào quán ăn hay món ăn được nấu thì tên gọi của người nấu cũng sẽ khác.

Tổng kết

Bạn thấy như thế nào?

Goinkyo đã giới thiệu đến các bạn một trong những bài hát kèm hình nổi tiếng nhất Nhật Bản rồi đấy.

Để các bạn có thể thử và quen được cách vẽ, Goinkyo sẽ ghi lại lời bài hát một lần ở đây, các bạn hãy một thử vẽ theo nhé.

棒がいっぽんあったとさ

葉っぱかな

葉っぱじゃないよ、カエルだよ

カエルじゃないよ、アヒルだよ

6月6日に、雨ざーざー降ってきて

三角定規にヒビいって

アンパン2つ、マメ3つ

コッペパン2つくださいな

あっという間にかわいいコックさん

著作者不明

Bài hát kèm hình vẽ của Nhật Bản – Chú đầu bếp dễ thương

Văn hóa Nhật Bản