Cách nhận được điện toại ở công ty, không nên sử dụng “もしもし(moshi moshi)”|Học tiếng Nhật #6

12/06/2018Nói chuyện bằng tiếng Nhật

Điện toại trong kinh doanh (Điện thoại từ một người không quen biết)

Về chi tiết thì tùy từng công ty sẽ có khác nhau,
các bạn hãy tham khảo cách đối ứng sau đây như là cách nói thông thường nhất.

 

Âm thanh nghe qua điện thoại thường sẽ không rõ, đương nhiên là khi nói chuyện cũng sẽ có căng thẳng nhưng dù là cách nói chuyện rất bình thường nhưng cũng có thể gây mất lòng tin đối với đối phương qua lần đầu tiên bắt máy. Vì vậy chúng ta cần để ý nói chuyện rõ ràng hơn bình thường.

Nguyên tắc lớn nhất là:
Không dùng もしもし khi vừa bắt máy.

Về cơ bản thì sau khi chuông điện thoại kêu 2 đến 3 tiếng thì sẽ bắt máy.

Nếu để đối phương chờ lâu hơn 3 tiếng thì sẽ khiến đối phương suy nghĩ với cảm giác không yên tâm “công ty này có sao không vậy nhỉ”

 

Lời giới thiệu đầu tiên ngay sau khi bắt điện thoại lên:

「お電話ありがとうございます。○○の■■と申します」
「お待たせしました。○○の■■と申します」

Đầu tiên, với việc xưng tên người nghe sẽ giúp tránh việc gọi nhầm.

 

Khi nghe không rõ tiếng trong điện thoại:

Thường sẽ nói:

恐れ入りますが、お電話が遠いようなので、もう一度お願いできますか

Dù có nói nhầm gì đi nữa, nhưng cũng không được nói rằng “tiếng của bạn nhỏ quá”.

 

Trường hợp, khi điện thoại gọi đến mà người cần bắt máy lại không có ở chỗ ngồi thì sẽ nói ví dụ như:

「恐れ入りますが、○○席を外しております」

Dù thực sự người cần nghe điện thoại đang đi toilet thì cũng không cần nói cụ thể là đang đi toilet.

Ví dụ khác là:

「恐れ入りますが、○○は本日は休暇で出社しておりません」
「恐れ入りますが、○○は現在会議中です」

Ngoài ra, với trường hợp nào thì nên nói như thế nào thì do thuộc về phạm trù quy cách, thể cách, nên trong video này tôi sẽ không giải thích.

Khi muốn nhờ vả điều gì, các bạn chỉ cần nhờ câu 「恐れ入りますが」 như các ví dụ tôi vừa nêu ra lúc nãy là được.

「恐れ入りますが、もう一度お名前を教えていただけますか」
「恐れ入りますが、○○から再度掛け直してもよろしいでしょうか」
「恐れ入りますが、担当部署が異なりますので、今からお伝えする番号にかけ直していただけますか」